Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ khá đa dạng, và tùy theo mỗi trường hợp biểu hiện bệnh lại có những tập hợp nguyên nhân cụ thể khác nhau. Đây cũng là căn bệnh phổ biến ở người già, nhưng một điều đáng báo động là càng ngày, bệnh đang càng bị “trẻ hóa”.

Thoái hóa đốt sống cổ

Đây là tình trạng các phần có liên quan tại vị trí đốt sống cổ bị chịu tổn thương do những tác động chủ quan và khách quan, gây ảnh hưởng đến cấu trúc chung và riêng tại chỗ, gây ra sự đau đớn và những biến chứng nguy hiểm khác nhau. Những tổn thương này có thể xuất hiện ở các đốt sống, sụn khớp, dây chằng, đĩa đệm, dây thần kinh, tủy sống với các tên gọi bệnh riêng cho mỗi loại.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ này cũng vô cùng đa dạng, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan có thể phòng tránh. Tổng hợp lại, chúng ta có thể nắm bắt qua danh sách nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ dưới đây.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Lão hóa

Nguyên nhân phổ thông nhất chính là sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể mà bất cứ ai rồi cũng sẽ gặp phải. Mức độ lão hóa hay độ tuổi lão hóa có thể hạn chế lại so với bình thường hay không là do chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, sự bổ sung đều đặn các chất chống oxy hóa tự nhiên khi chúng ta còn trẻ.

Lão hóa ở độ tuổi sau trung niên có diễn biến rất nhanh và mạnh, khó kiểm soát. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể lúc này đã giảm khả năng hoạt động. Đối với các đốt sống cổ, có thể xảy ra những tình trạng sau đây:

  • Tưới máu kém lên các đĩa liên đốt, thân đốt, dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ cho bộ phận.
  • Sụn khớp vận động cọ xát lâu năm dẫn đến hao mòn.
  • Đĩa đệm bị đè nén lâu năm, màng đệm yếu, dễ tổn thương gây thoát vị đĩa đệm.
  • Dây chằng giãn ra, không đủ độ đàn hồi để giữ chắc các đốt sống với nhau.
  • Xương tại đốt sống cũng trở nên yếu hơn, dễ tổn thương, không thể bảo vệ ống sống chứa tủy và dây thần kinh ở bên trong một cách chắc chắn.

Những điều trên có thể xuất hiện theo một, một vài, thậm chí là tất cả biểu hiện ở cũng một người khi đến tuổi lão hóa nhanh. Từ đây, thoái hóa đốt sống và những triệu chứng sinh ra cũng là điều dễ hiểu.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Tính chất công việc, thói quen sinh hoạt, làm việc, học tập

Bạn phải làm những công việc nặng nhọc mang tính chất đặc trưng như bế vác vật nặng trong một thời gian dài; tính chất công việc khiến bạn hằng ngày phải đứng/ngồi trong tư thế ngẩng cao đầu hay cúi thấp đầu (lễ tân, nhân viên bàn giấy, thợ xây dựng, thợ hàn…); bạn luôn giữ thói quen sinh hoạt không tốt cho cổ như thường xuyên cúi đầu bấm điện thoại, máy tính, làm mọi việc trong tư thế cúi/ngẩng đầu thường xuyên; banj ngủ trong tư thế nghiêng vẹo đầu một bên, dùng gối quá cao hoặc quá thấp…

Tất cả những điều trên khi bị lặp lại liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, sẽ khiến cho các phần của sống cổ phải chịu ảnh hưởng dẫn đến sự thay đổi tiêu cực.

Chế độ ăn uống

Bạn có biết, một ngày cơ thể chúng ta cần nạp đến 1200mg canxi để suy trì sự phát triển ổn định của hệ thống xương khớp và các bộ phận khác? Vậy sẽ ra sao nếu bạn giảm, thậm chí là loại bỏ nguồn cấp này trong một thời gian dài? Đương nhiên, cơ xương, sụn khớp của bạn sẽ “tiều tụy” nhanh chóng vì không nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Vì thế, đây là một trong những nguyên nhân thoái hóa đốt sống côt rất chủ quan từ nhiều người.
Đặc biệt, ở những người phụ nữ sau mang thai và sinh con, việc chế độ ăn không đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết để bù đắp và nuôi con, cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng sẽ suy kiệt nhanh chóng.

Chấn thương

Những tác động ngoại lực là nguyên nhân khách quan dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Tai nạn, va đập, hoặc đơn giản là động tác xoay, gật đầu mạnh và bất ngờ… cũng có thể gây ra thương tổn tại vùng sống cổ, khiến cho cấu trúc bi ảnh hưởng, gây đau tức thì và có thể để lại những biến chứng về sau.

Bệnh lý có sẵn

Các loại bệnh lý như thiếu canxi trong máu, những bệnh gây ảnh hưởng hệ thống dây thần kinh nói chung và rất nhiều các bệnh lý khác cũng là nguyên nhân khiến cho thoái hóa đốt sống cổ được hình thành và phát triển nhanh hơn.

Di truyền

Hầu hết mọi nghiên cứu, đánh giá đều cho kết quả, những người sinh ra trong gia đình có bố mẹ/ông bà có mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ, thì tỷ lệ người này mắc bệnh cũng cao hơn các trường hợp ngược lại. Có thể nói di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ một cách khách quan và bị động.
Điều trị và phòng tránh

Từ những nguyên nhân kể trên, chúng ta có thể thấy và phân biệt ngay được những nguyên nhân chủ quan có thể phòng tránh và những nguyên nhân khách quan có thể hạn chế, để từ đó xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực hơn, giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ.

Còn nếu như bệnh đã xuất hiện và gây ra những biểu hiện: đau, tê bì tại vùng cổ, có thể lan khắp bả vai, cánh tay tới đầu ngón tay, dọc xuống lưng, đau lên vùng đầu não gây chóng mặt, nhức đầu… tùy theo từng loại bệnh riêng và tình trạng bệnh riêng, thì ta sẽ có những cách áp dụng điều trị phù hợp như sau:

  • Theo Tây y: uống thuốc điều trị các triệu chứng hoặc phẫu thuật.
  • Vật lý trị liệu: các phương pháp cổ truyền kết hợp hiện đại giúp thuyên giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị.
  • Theo Đông y: điều trị trực tiếp hoặc kết hợp, có thể giúp điều huyết, tái tạo mô sụn, khớp xương, giảm đau điều hòa cơ thể; vừa giải quyết các triệu chứng, vừa điều trị nguyên căn gây bệnh. Nên tìm đến các bài thuốc chuyên trị xương khớp gia truyền hoặc có niên đại lâu đời đáng tin cậy, ví dụ có thể kể đến bài thuốc gia truyền 26 đời của lương y Ma Đinh Tú kế thừa và phát triển của nhà thuốc nam gia truyền Chấn Mộc Viên.

Trong các nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ, chúng ta hoàn toàn có thể phân loại và phòng tránh, hạn chế một cách hiệu quả. Hiểu biết hơn về bệnh chính là ta đã nắm được thế chủ động và bình tĩnh trước mọi tình huống xảy ra đối với chính bản thân mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan