Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Bệnh thoái hóa cột sống do tình trạng lão hóa tự nhiên của xương khớp dẫn tới. Để tránh các hậu quả nguy hiểm đòi hỏi người bệnh cần sớm phát hiện để áp dụng phương pháp điều trị kịp thời và chính xác.

Bệnh thoái hóa cột sống và nguy hiểm như thế nào

Bệnh thoái hóa cột sống là một cách gọi để chỉ việc xương cột sống bị lão hóa mất dần cấu trúc và chức năng bình thường theo thời gian. Đây cũng là thuật ngữ để chỉ một số dạng bệnh như thoái hóa đĩa đệm, gai cột sống, viêm xương khớp ở cột sống. Căn bệnh này có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực và đặc biệt là cột sống thắt lưng.

Trong một số trường hợp, thoái hóa cột sống có thể là kết quả của khối u, nhiễm trùng hoặc viêm khớp. Áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh do thoái hóa có thể được gây ra bởi: thoát vị đĩa đệm hoặc lệch đĩa đệm.

Trên 80% người già đều mắc bệnh thoái hóa cột sống
Trên 80% người già đều mắc bệnh thoái hóa cột sống

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng thoái hóa đốt sống kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì đau nhức xương khớp, tê buốt cột sống, khó vận động, mất cảm giác các chi, nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, thậm chí là bại liệt suốt đời

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), theo thống kê thì có rất nhiều nguyên nhân xuất hiện và thúc đẩy quá trình gây bệnh thoái hóa cột sống. 5 yếu tố phổ biến nhất gồm có:

  • Thoái hóa tự nhiên do tuổi tác: Đây là quy luật tự nhiên, ít ai có thể tránh khỏi. Càng về già cột sống càng dễ lão hóa, tình trạng này thường xuất hiện khi bắt đầu bước qua độ tuổi 30 và càng được thúc đẩy nhanh hơn khi về già.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Bệnh thoái hóa đốt sống có thể do cơ thể thiếu hụt lượng canxi, chất glucosamine là thành phần chính để sản sinh ra sụn khớp, các thành phần giúp bôi trơn đốt sống.
  • Bị Chấn thương: Những va chạm hình thành các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động cũng là những nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống hình thành sớm.
  • Di truyền: Các tổn thương bẩm sinh khiến nhiều người bị gù hay bị vẹo cột sống gây ra sự thay đổi diện tích khiến cho cột sống bị chèn ép, gây nên bệnh.
  • Biến chứng bệnh lý khác: Những người bị mắc bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hay những bệnh nhân yếu sinh lý, thận hư, suy giảm chức năng thận…

Triệu chứng thoái hóa cột sống

Biểu hiện đặc trưng nhất là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng cột sống lưng. Chúng thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày rồi thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu kèm theo khác, điển hình như:

  • Đau đốt sống lưng phía dưới liên tục, kéo dài.
  • Cơn đau sống lưng thường có xu hướng lan sang hông và chân.
  • Mất dần đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống.
  • Người bệnh thoái hóa cột sống gặp nhiều khó khăn khi vận động, vặn mình, cúi người.
  • Đau hơn khi hoạt động chân tay mang, vác, nâng các đồ vật nặng.
  • Khi người bệnh hoạt động nhiều thì cơn đau lưng lại tái phát.
  • Chạy nhảy hoặc đi bộ cũng có thể bị đau
  • Đau lưng là triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp nhất và có thể cảm nhận được cơn đau dọc theo xương sườn khi rễ dây thần kinh khi bị chèn ép.
  • Sự khó chịu và đau đớn sẽ tăng cường độ khi thay đổi tư thế hay di chuyển, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày.
  • Nếu để lâu các cơn đau thoái hóa đốt sống với tần suất dày đặc hơn, người bệnh còn có thể bị tê liệt chân.
  • Bị hạn chế vận động ở phần lưng.

Các phương pháp chữa bệnh thoái hóa cột sống

Y học hiện đại tiếp cận việc điều trị các bệnh xương khớp nói chung và tình trạng cột sống bị thoái hóa nói riêng với rất nhiều cách khác nhau, trong đó mỗi một phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Dưới đây là các cách điều trị bệnh thoái  hóa cột sống.

Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng Tây y

1.Thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin,… Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Brexin 20mg/ngày,
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal,… Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Hydrocortison acetat,…

Giảm nhanh các cơn đau cấp tính, giúp bình phục nhanh các trường hợp mới bị bệnh

2. Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật

Xử lý bệnh bằng phương pháp phẫu thuật khi bị nặng hoặc rất nặng với nhiều cách như mổ hở, mổ nội soi, mổ bằng tia laser, phẫu thuật bắt vít qua da, phẫu thuật cố định cột sống,…

Nhiều trường hợp bệnh nặng có thể phải phẫu thuật để xử lý
Nhiều trường hợp bệnh nặng có thể phải phẫu thuật để xử lý

3. Một số phương pháp khác

Diện chẩn, chữa bệnh bằng sóng cao tần, sử dụng tế bào gốc,…

Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y

1. Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu phổ biến trong việc chữa các căn bệnh xương khớp như:

  • Nhiệt điều trị: Hồng ngoại, chườm nóng, ngâm bùn suối khoáng,…
  • Châm cứu, massage, xoa bóp
  • Hỏa liệu trình
  • Kéo giãn cột sống, phong bế khớp gian mỏm.

2. Bài thuốc nam

Những bài thuốc dân gian có tác dụng chữa thoái hóa cột sống như: Xương rồng, lá lốt, ngải cứu,… Trong đó, mỗi bài thuốc nam đều được chế biến dưới dạng đắp hoặc sắc uống. Ví dụ như:

– Xương rồng: Xương rồng bẹ bỏ gai, hơ nóng rồi chườm lên vị trí bị đau, ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.

Sử dụng cây xương rồng để điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Sử dụng cây xương rồng để điều trị bệnh thoái hóa cột sống

– Lá lốt: Lá lốt rửa sạch, giã nát lấy nước pha với 1 chút đường đỏ để dễ uống, bã lá lốt rang nóng rồi đắp lên vùng bị đau.

– Ngải cứu: Chế biến ngải cứu cùng các món ăn như hầm gà, hầm chim bồ câu,… Người bệnh thoái hóa cột sống cũng có thể giã ngải cứu và áp dụng thực hiện tương tự như lá lốt.

– Tía tô: Tương tự như lá lốt người bệnh có thể sử dụng lá tía tô để chữa bệnh. Bằng cách lá tía tô nấu cùng các món ăn hoặc uống nước sắc lá tía tô trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn 2 lần/ ngày.

– Bệnh nhân thoái hóa cột sống tán nhỏ pha cùng một chút mật ong, nặn thành những viên thuốc nhỏ. Ngày uống từ 2 – 3 lần sau bữa ăn. Thực hiện đều đặn từ 1 – 2 tuần người bệnh sẽ thấy được kết quả.

Bài tập chữa thoái hóa cột sống

– Bài tập 1: Vai thả lỏng, ngồi thẳng lưng, hai chân vắt chéo lên rồi co gối lại. Tay phải duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng xuống sàn. Tay trái đặt lên đầu, kéo đầu về phần bên trái hoặc phải, giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây.

– Bài tập 2: Nằm úp xuống sàn, tay đặt ngang vai, hai mũi chân chạm đất. giữ nguyên tư thế từ 10 – 20s rồi hít thở đều đặn.

– Bài tập 3: Người bệnh thoái hóa cột sống chống hai tay và hai gối xuống sàn, khoảng cách rộng bằng vai. Hít sâu, nâng ngực và xương cụt hướng lên trần nhà, đẩy bụng xuống dưới sàn.Thở ra, nâng bụng và cột sống lên phía trên trần nhà, cúi đầu xuống. Lặp đi lặp lại 10-20 lần, lưu ý luôn giữ đầu và thân trên nằm trên một đường thẳng.

 

Bài viết liên quan