Hệ thần kinh thực vật thường gắn liền với quá trình điều hòa, chuyển hoá vật chất trong hoạt động của các cơ quan nội tạng. Tình trạng mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật có thể gây ra chứng rối loạn thần kinh thực vật bao gồm chứng rối loạn thần kinh tim. Hãy cùng tìm hiểu rõ về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh thực vật ở bài viết dưới đây nhé.
Bài viết thú vị có thể bạn quan tâm:
- Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không?
- Nguyên nhân, triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật (còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ) là một phần của hệ thần kinh ngoại vi ảnh hưởng tới các chức năng của cơ quan nội tạng và được điều khiển bởi vùng đồi dưới não.

Cấu tạo của hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật bao gồm hai nhánh đó là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Về vị trí, cấu tạo của 2 hệ này có điểm khác nhau và chức năng của chúng trái ngược nhau. Tuy nhiên, chúng giống nhau trong một cơ sở toàn vẹn, giúp cơ thể người thích nghi với hoạt động sống.
Hệ thần kinh giao cảm
- Trung khu của hệ này phân bố ở sừng bên chất xám tuỷ sống từ ngực 1 đến thắt lựng 2 – 3
- Được coi là hệ thống chạy và hoạt động
- Co mạch để chuyển dòng máu khỏi đường tiêu hóa và da.
- Lưu thông adrenaline, kích thích giãn tiểu phế quản, cho phép trao đổi oxy phế nang nhiều hơn.
- Giãn đồng tử và cơ mi, cho ánh sáng chiếu vào mắt nhiều hơn và tăng tầm nhìn xa.
- Thúc đẩy phản ứng chiến đấu hay chạy, tương ứng với kích thích, tạo năng lượng và ức chế tiêu hóa.
- Tăng nhịp tim và co bóp các tế bào tim, tăng cường lưu lượng máu tới cơ xương.
- Góp phần giãn mạch vành.
Hệ thần kinh phó giao cảm
- Trung khu hệ phó giao cảm phân bố ở 3 nơi: não giữa, hành cầu não và các đốt cùng của tuỷ sống
- Giảm nhịp tim, giảm lực co bóp các tế bào cơ tim.
- Co đồng tử và cơ mi, giúp nhìn gần dễ hơn.
- Tăng tiết nước bọt, nước tiểu, tuyến lệ.
- Hệ thần kinh đối giao cảm được coi là hệ thống nghỉ ngơi và tiêu hóa
- Co phổi, tiểu phế quản, giãn mạch máu.
Chức năng của hệ thần kinh thực vật
Chức năng chung của hệ thần kinh thực vật là quá trình chuyển hoá vật chất, điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng cũng như của chính hệ thần kinh trung ương.

Còn tùy thuộc vào trạng thái chức năng của các cơ quan mà hệ thần kinh thực vật có thể tác động điều chỉnh. Xung động truyền tới từ các dây thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động, xung động truyền tới từ dây thần kinh phó giao cảm làm giảm hoạt động. Ảnh hưởng của hệ thần kinh thực vật với cơ quan trong trường hợp này gọi là ảnh hưởng điều chỉnh.
Bảng tác động của hệ thần kinh lên cụ thể các bộ phận trên cơ thể
Cơ quan | Tác dụng của giao cảm | Tác dụng của phó giao cảm |
Mắt- đồng tử- cơ thể mi | Giãn (co cơ tia) Giãn nhẹ (nhìn xa) | Co (co cơ vòng) Co rút (nhìn gần) |
Tuyến- mũi- nước mắt- mang tai- dưới hàm- dạ dày- tụy | Co mạch và bài tiết nhẹ | Kích thích bài tiết, tăng thể tích và tăng nồng độ các enzim |
Tuyến mồ hôi | Bài tiết nhiều cholincsgic. Bài tiết mồ hôi lòng bàn tay, chân | Tăng tiết mồ hôi |
Tim- mạch- cơ tim | Giãn, tăng nhịp, tăng lực co | Giãn, giảm nhịp, giảm lực co |
Phổi- tiểu phế quản- mạch máu | Giãn, co vừa | Co giãn |
Ruột- co thắt Lòng ruột | Tăng trương lực (co) Giảm nhu động Giảm trương lực | Giãn Tăng nhu động và trương lực cơ |
Gan- túi mật- đường mật | Giải phóng glucoza giãn | Tăng nhẹ tổng hợp glucozen co |
Thận | Giảm lọc và giảm tiết renin | Không có tác dụng |
Bàng quang Cơ detrusor Cơ tam giác | Giãn nhẹ co | Co giãn |
Dương vật | Xuất tinh | cương |
Tiểu động mạch Da Tạng ổ bụng Cơ vân | Co Co Co (a adrenergic) Giãn (b2) Adrenergic Giãn (choninergic) | Không có tác dụng |
Máu Đông máu Glucoze, lypit | tăng | Không tăng |
Chuyển hóa cơ sở Bài tiết của tuyến thượng thận Hoạt động tâm thần Cơ dựng lông Cơ vân Tế bào mỡ | Tắng tới 100% Tăng Tăng Co (choninergic) Tăng phân giả glucoze Tăng phân giải mỡ | Không có tác dụng |
Qua bảng trên ta thấy một số vấn đề như sau:
- Kích thích giao cảm gây kích lên một số cơ quan này nhưng lại gây ức chế lên một số cơ quan khác.
- Kích thích lên một số cơ quan và lại gây ức chế lên một số cơ quan khác
- Phần lớn các cơ quan thường do một hệ chi phối
- Một trong hai hệ sẽ mạnh hơn là do hệ kia ở chức nang nào đó.
Một số điều cần chú ý
Một số điều cần lưu ý như sau:
- Sự ảnh hưởng của vỏ não lên hoạt động của hệ thần kinh này rõ ràng khi con người có thay đổi cảm xúc, thể hiện bởi sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở
- Hormone tuyến giáp làm tăng tác dụng của giao cảm.
- Stress kích thích hệ giao cảm. Khi hệ thần kinh hưng phấn thì sẽ tăng huyết áp
Vậy ở trên là những điều mà bạn cần biết về hệ thần kinh thực vật là gì? Cấu tạo và chức năng của chúng. Nếu sự rối loạn, mất cân bằng của chúng sẽ gây ra chứng rối loạn thần kinh thực vật, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người.