Bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện nay, bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ em đang là mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ, có nhiều cha mẹ không biết thường nghĩ do con mình mình nên đổ mồ hôi. Nhưng nhiều bé mùa lạnh vẫn ra mồ hôi trộm. Vậy bệnh mồ hôi trộm là gì? Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải quyết những câu hỏi trên, hãy theo dõi nhé!

Bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ em là gì?

Khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm
Khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em là khi bé ở trạng thái tĩnh, chỉ nằm một chỗ không vận động đặc biệt vào ban đêm vẫn ra nhiều mồ hôi ở các vùng như nách, bàn tay, bàn chân, trán,…Có những đợt ra mồ hôi nhiều, có thể làm ướt cả quần áo,…

Bên trong cơ thể còn có tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh. Khi hệ thần kinh bắt đầu bị kích thích sẽ thúc đẩy tuyến mồ hôi hoạt động, sẽ thải ra nhiều mồ hôi hơn.

Nguyên nhân

Cơ thể của bé thiếu ánh nắng mặt trời

  • Trong xã hội hiện nay có nhiều bậc phụ huynh đã giữ con mình ở trong nhà, ít cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài và đặc biệt với ánh nắng mặt trời.
  • Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm rất tốt, cha mẹ nên cho bé tắm nắng mỗi buổi sáng để cung cấp đủ Vitamin
  • Không nên sống trong không gian quá chập hẹp và không có ánh sáng tự nhiên chiếu vào.

Cơ thể thiếu vitamin D

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị ra mồ hôi trộm nhiều, đặc biệt ở trẻ em dưới 1 tuổi lúc xương bé đang bắt đầu phát triển.

Tình trạng này có thể gặp ở trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, điều kiện sống thiếu thốn, nhà cửa chật chội ít được tiếp xác với ánh sáng mặt trời…

Chế độ ăn không khoa học

Chế độ ăn của trẻ em là rất quan trọng. Với một chế độ ăn uống không hợp lý thì cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ, đặc biệt là thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin.

Các bậc cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các thức ăn nhiều canxi để giúp săn chắc xương của bé.

Mắc bệnh tim bẩm sinh

Tình trạng mồ hôi trộm không chỉ xảy ra trong lúc ngủ mà ngay cả khi thức. Trong các hoạt động khác bé cũng ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh. Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sau khi ra đời, nếu con có dấu hiệu tím, thở nhanh (kể cả khi không bú, không vận động thể lực); vã mồ hôi nhiều… bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để khám sàng lọc tim bẩm sinh.

Triệu chứng

Với triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em thường được phân biệt theo hai yếu tố là do sinh lý và bệnh lý. Mỗi loại sẽ có một biểu hiện khác nhau, các bậc cha mẹ nên theo dõi để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo sinh lí

Nếu trẻ ra mồ hôi trộm do sinh lý thì thường là triệu chứng bình thường, do hệ thần kinh của bé đang yếu, sự trao đổi chất trong cơ thể bé đang phát triển, hấp thụ nhanh.

Có những trường hợp như: đắp chăn nhiều, thời tiết nóng,…hay phòng bí bách cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều ở trán, tay, chân, bụng, cổ,… sẽ khiến bé có thể ướt hết cơ thể, trẻ khó ngủ, quấy khóc, nhưng như vậy là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt.

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm vô cùng khó chịu
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm vô cùng khó chịu

Theo bệnh lí

  • Bệnh suy nhược cơ thể: Biểu hiện như sắc mặt nhợt nhạt, chán ăn, biếng ăn,.. là dấu hiệu trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng và suy nhược cơ thể.
  • Bệnh còi xương: Biểu hiện như ra nhiều mồ hôi trộm ở trán và gáy, quấy khóc, ngủ hay cựa quậy, nhiều trường hợp còn rụng tóc ở sau gáy.
  • Đường trong máu thấp: Nếu thấy trẻ ra nhiều mồ hôi trộm, với triệu chứng sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt, tay chân lạnh cóng run lẩy bẩy thường xuyên thì chắc chắn là dấu hiệu trẻ đang gặp tình trạng lượng đường trong máu đang giảm.

Cách điều trị

Với triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ nếu do sinh lý thì không quá nguy hiểm tới sức khỏe của bé nhưng nếu do bệnh lý thì các bậc phụ huynh nên theo dõi và đưa trẻ đi khám kịp thời để bảo đảm sức khỏe và phát triển của bé.

Nếu bố mẹ đang mặc quá ấm so với thời tiết, hãy cởi bớt đồ và mặc thoáng mát cho con, không đắp quá nhiều chăn. Phòng ngủ nên thoáng khí và dễ chịu, dễ thở để con ngủ ngon giấc hơn. Chế độ ăn nên tăng cường các loại rau quả có tính mát như cải ngọt, cải đắng, bí đỏ, bí xanh, thanh long, cam quýt, hạn chế các thức ăn như thịt bò, tôm, cua, cá biển… các loại quả như mít, sầu riêng, xoài… vì các thực phẩm này chứa nhiều năng lượng dễ sinh nhiệt khi chuyển hóa làm cơ thể trẻ phải tiết ra nhiều mồ hôi, dễ gây ngứa và mụn ngoài da.

Bổ sung vitamin D đúng cách cho con là cách hiệu quả nhất để trẻ hết bị mồ hôi trộm.

Trên đây là những thông tin về những nguyên nhân cũng như các chữa trị khi trẻ bị mồ hôi trộm. Hi vọng cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có được các biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách.Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc điều trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ.

Bài viết liên quan