Liệu lá đinh lăng có trị chứng bệnh đổ mồ hôi trộm không?

Từ xa xưa, lá đinh lăng trị chứng đổ mồ hôi trộm là phương pháp an toàn, giúp đem lại hiệu quả cao. Ngoài cách dùng lá đinh lăng để tắm, cha mẹ còn có thể dùng làm gối cho bé nằm hàng ngày cũng rất tốt.

Đổ mồ hôi trộm có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi trẻ ra mồ hôi quá nhiều, ra mồ hôi khi ngủ ngay cả khi thời tiết mát mẻ,… Tình trạng này diễn ra lâu ngày mà không khắc phục sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ như chậm lớn, suy nhược cơ thể, hay quấy khóc,…

Để trả lời câu hỏi lá đinh lăng có trị chứng bệnh đổ mồ hôi trộm không? mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc thì hãy xem các cách dưới đây để cải thiện bệnh nhé.

Công dụng của lá đinh lăng trị chứng đổ mồ hôi trộm

Lá đinh lăng có khả năng trị chứng mồ hôi trộm
Lá đinh lăng có khả năng trị chứng mồ hôi trộm

Lá đinh lăng được người dân Việt trồng làm cảnh, làm rau ăn sống cũng như làm dược liệu rất phổ biến. Lá và củ đinh lăng có nhiều thành phần dược tính tốt cho cơ thể, được ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh rất nhiều.

Lá đinh lăng có màu xanh nhạt lá mạ khi non và xanh diệp lục khi trưởng thành. Lá có mùi thơm khá đặc trưng và còn được sử dụng để làm món ăn.

Trong Đông y, lá đinh lăng có vị đắng nhẹ, có tính mát. Lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ khí huyết, tinh thông huyết mạch,… Thành phần của lá đinh lăng bao gồm những chất, hợp chất như:

  • Chất saponin: Nó có tác dụng như nhân sâm giúp bổ máu, tăng cường hồng cầu giúp da dẻ hồng hào. Trẻ bị mồ hôi trộm trong thời gian dài dễ bị suy nhược cơ thể nên lá đinh lăng hỗ trợ phục hồi tốt.
  • Hợp chất Alkaloid: Bảo vệ giúp cơ thể hạn chế mắc bệnh nấm ngứa. Điều này giúp trẻ bị mồ hôi trộm ngăn ngừa được tình trạng viêm da, nấm ngứa do ra nhiều mồ hôi.
  • Hợp chất Glucozit: Giúp kích thích ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa và thanh nhiệt giải độc.

Lá đinh lăng làm gối để chữa mồ hôi trộm

Làm gối bằng lá đinh lăng trị bệnh đổ mồ hôi trộm
Làm gối bằng lá đinh lăng trị bệnh đổ mồ hôi trộm

 

Nguyên liệu:

  • 1 vỏ gối: Lựa chọn vỏ gối có chất liệu mềm và thấm hút mồ hôi tốt như lụa tơ tằm, cotton. Không nên lựa chọn vỏ gối bằng len hoặc vải sợi dệt vì chúng nóng và khô cứng. Nên chọn loại gối có khóa kéo để có thể kiểm tra ruột gối dễ dàng.
  • Lá đinh lăng tươi: Khi chọn lá đinh lăng, các mẹ lưu ý nên chọn loại lá bánh tẻ và cũng không già. Chọn những lá xanh, không bị sâu bệnh. Các mẹ chú ý chỉ chọn phần lá, không lấy cuống vì có thể gây cộm gối làm trẻ không thoải mái.
  • Bông gòn polyester: Chuẩn bị bông gòn trắng loại mềm nhất chuyên dùng làm gối.
  • Kim, chỉ, kéo,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Phơi lá đinh lăng

Đây là công đoạn rất quan trọng vì nếu không làm cẩn thận, các mẹ có thể phải bỏ đi toàn bộ lá đinh lăng đã chuẩn bị. Lá đinh lăng sau đi đã lựa chọn cẩn thận đem rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước.

Chú ý: khi rửa lá phải nhẹ nhàng, tránh làm nát lá. Trải đều tất cả lá đinh lăng và phơi trong bóng râm để lấy độ dẻo và tránh bị nát, giữ được mùi thơm dễ chịu.

  • Bước 2: Làm khô và hạ thổ

Sau khi phơi lá đinh lăng trong 2-3 ngày, chuẩn bị quá trình làm khô kiệt nước trong lá để tránh bị ẩm mốc khi làm gối.

Các mẹ có thể sao lá trên chảo hoặc sấy ở nhiệt độ phù hợp, không để bị cháy khét. Nếu bị cháy, các mẹ hãy loại bỏ phần bị cháy đi.

Lá đinh lăng sau đó được đem đi hạ thổ. Công đoạn này có tác dụng giúp lá có độ ẩm cần thiết, giữ được mùi thơm lâu và hút được tinh túy của đất trời.

  • Bước 3: Nhồi lá và khâu gối

Sau quá trình hạ thổ, các mẹ trộn đều lá đinh lăng và bông gòn theo tỉ lệ 1:1 để tăng độ êm cho gối. Các mẹ cần nhồi lá đều tay, sau đó khâu lại hoặc kéo khóa là hoàn thành.

Tắm nước lá đinh lăng cho trẻ để trị chứng đổ mồ hôi trộm

Nguyên liệu:

  • 100g lá đinh lăng tươi. Chọn lá đinh lăng không bị sâu, khỏe mạnh.
  • 2 lít nước sạch.
  • 2 chậu nước. 1 chậu đựng nước lá đinh lăng, 1 chậu dùng để đựng nước ấm.
  • 1 chiếc khăn lau người cho trẻ. Chọn loại khăn mềm và thấm hút tốt.
  • 1 chiếc khăn nhỏ để tắm.
  • Tã lót (quần áo) để trẻ sử dụng ngay sau khi tắm.

Cách tắm:

  • Lá đinh lăng đem rửa sạch sau đó đun sôi với 2l nước trong 5 phút. Các mẹ đổ nước lá đinh lăng ra một chậu, loại bỏ hết phần bã lá.
  • Pha nước lá đinh lăng với nước lạnh để được nhiệt độ khoảng 38 độ C và chuẩn bị thêm một chậu  nước chứa nước ấm.

Để tắm cho trẻ bằng nước lá đinh lăng tốt nhất, các mẹ thực hiện theo những bước sau đây:

  • Cởi đồ của bé từ từ và cho phần chân trẻ tiếp xúc với nước trước. Sau đó mẹ sử dụng khăn lau nước lên toàn bộ người cho trẻ. Các mẹ làm ướt toàn bộ cơ thể trẻ với lá đinh lăng.
  • Khi tắm xong lá đinh lăng, các mẹ cho trẻ sang chậu nước ấm và tắm lại một lượt nữa.
  • Sau khi tắm lượt nước thứ 2, mẹ dùng khăn tắm lau khô người cho trẻ và mặc quần áo.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các mẹ biết cách trị chứng đổ mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng. Sử dụng các phương pháp dân gian cũng là một cách để chữa chứng ra mồ hôi trộm hiệu quả và an toàn.

 

Bài viết liên quan