Mách cho mẹ 8 món ăn chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ em

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng thường gặp phải ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi và trẻ nhỏ gây nên rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu các mẹ chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ.Vậy món ăn chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ em như thế nào?

Món ăn chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ em
Món ăn chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ em

Món ăn chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ em có thể kể đến như: cháo thịt bằm lá dâu, tim lợn hầm đậu đen, chè đậu xanh kết hợp táo đỏ, canh lá dâu non, cháo nếp cẩm… là những món ăn không chỉ giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả mà còn là những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà các mẹ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày cho trẻ.

Tham khảo thêm:

8 món ăn chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ em

Tim lợn hầm đậu đen

Đậu đen có tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bồi bổ cơ thể. Còn tim lợn có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; vào tâm, phế, có tác dụng ích khí, bổ tâm. Kết hợp tim lợn và đỗ đen trong món cháo tim lợn hầm đậu đen là phương pháp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ em một cách đáng kể.

Nguyên liệu: 1 quả tim lợn, 50g đậu đen

Cách thực hiện:

  • Tim lợn rửa sạch, thái lát mỏng, đỗ đen rửa sạch, ngâm trong khoảng 2h đồng hồ chỗ đỗ đen mềm ra.
  • Sau đó cho tim lợn và đỗ đen vào nồi, chế lượng nước vừa phải rồi ninh đến khi đỗ mềm thì tắt bếp, gia giảm gia vị là có thể dùng được.

Cháo sò, hến

Nguyên liệu: Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Sò, hến đem rửa sạch, đun sôi rồi bỏ vỏ, thái nhỏ ruột, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước.
  • Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói.

Cháo trai

Cháo trai rất tốt để chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ em

Nguyên liệu: trai, 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ.

Cách thực hiện: Trai rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, đun sôi cho trai há miệng. Để nguội, gỡ thịt trai, thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu nhừ thịt trai cùng  gạo nếp, gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non thái nhỏ, đợi cháo sôi lại rồi thêm mắm muối cho vừa miệng. Sau đó cho trẻ ăn làm hai lần trong ngày, dùng 3-5 ngày. Đây là món ăn sẽ giúp chữa đổ mồ hôi cho trẻ em

Cháo thịt bằm lá dâu

Nguyên liệu: 50g lá dâu non, 100g thịt lợn nạc, một lượng gạo tẻ vừa đủ.

Cách thực hiện: Lá dâu non rửa sạch, thái sợi, thịt lợn nạc xay hoặc băm nhuyễn, gạo tẻ vo kỹ. Phi hành cho thơm rồi cho thịt lợn vào đảo chín, nêm nếm một chút gia vị rồi cho nước vào đun sôi thì cho gạo vào.Ninh gạo nhừ thì cho lá dâu vào, chờ lá dâu chín là có thể tắt bếp.

Canh rau ngót

Chữa đổ mồ hôi trộm cho em bé bằng canh rau ngót
Chữa đổ mồ hôi trộm cho em bé bằng canh rau ngót

30g rau ngót, 30g bầu đất. Đây là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn.

Cháo đậu đen

Nguyên liệu: 50g đậu đen, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 6 quả táo đỏ, 20g hạt sen và 1 viên đường phèn nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Cho đậu đen vào nấu với gạo đến khi mềm nhừ, sau đó thêm hạt sen và táo đỏ vào hầm.
  • Nếu lúc nấu, cháo đặc có thể thêm nước. Sau đó, thêm đường phèn vào để cháo dễ ăn hơn.

Nước long nhãn:

Nguyên liệu: 30g nhãn nhục, 200g trái long nhãn,  30g gừng, 1 muỗng mật ong, 50g đường kính trắng.

Cách thực hiện: Long nhãn bóc vỏ, lấy phần cơm, bỏ hạt.Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái mỏng rồi xay nhuyễn, lấy nước.Cho đường, nhãn nhục đun sôi với 1,5 lít nước. Trong quá trình đun nên vớt bọt để nước trong. Khi nhãn nhục nở thì cho long nhãn, mật ong và nước gừng vào, vớt sạch bọt nếu có rồi tắt bếp, để nguội là có thể cho bé uống.

Chè đậu xanh và táo đỏ

Nguyên liệu: Đậu xanh: 50g; táo tàu: 50g; đường: Tùy khẩu vị.

Cách thực hiện: Đậu xanh đãi thật sạch, ngâm với nước khoảng 2h. Ninh đậu với lượng nước vừa đủ. Đậu sau khi chín thì thêm táo vào, đun đến khi táo chín, nở to. Nêm nếm đường sao cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp.

Trên đây là 8 món ăn chữa mồ hôi trộm cho trẻ em, nếu bạn đang thắc mắc món ăn chữa mồ hôi cho trẻ em như thế nào?. Bổ sung những món ăn này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ cho bé. Tuy nhiên nếu tình trạng ra mồ hôi trộm không được cải thiện hoặc đi kèm với một số triệu chứng bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám ngay, tránh trường hợp làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

 

 

Bài viết liên quan