Đổ mồ hôi đêm ở nam giới và nữ giới– Liệu có phải là bệnh lý

Đổ mồ hôi đêm ở nam giới và nữ giới là do môi trường quá nóng như phòng ngủ bị nóng, hoặc bản thân mặc quá nhiều quần áo khi ngủ…và nó quấy rối giấc ngủ của bạn. Mồ hôi có thể ra ít hoặc nhiều, làm ướt quần áo, gối, đệm của bạn, khi đó cần tìm hiểu nguyên nhân và thay đổi lối sống để tìm ra cách khắc phục.

Đổ mồ hôi đêm khiến bạn mệt mỏi
Bạn mệt mỏi, gây mất ngủ vì bị đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi vào ban đêm chỉ là cơ chế làm mát bình thường của cơ thể hay là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó? Vậy nguyên nhân dẫn tới đổ mồ hôi đêm là gì?

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm ở nam giới và nữ giới

Đổ mồ hôi đêm là tình trạng cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi vào giữa đêm, khi bạn đang ngủ, thường là những nguyên nhân sau gây nên:

Bệnh tăng tiết mồ hôi

Do cơ quan điều khiển bài tiết mồ hôi và các tuyến tiết của cơ thể. Khi người bệnh rơi vào trạng thái cường giao cảm, mồ hôi sẽ đổ mồ hôi liên tục, dù ban ngày hay ban đêm, thời tiết nóng hay lạnh. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay trong độ tuổi còn nhỏ và kéo dài mạn tính đến khi trưởng thành.

Khi bị hạ đường huyết

Lượng đường huyết trong cơ thể của bạn thấp có thể gây đổ mồ hôi, khi lượng đường dưới 70mg/dL khiến không đủ glucose trong máu. Những người bị các triệu chứng hạ đường huyết do tiểu đường thường chóng mặt, run hay đổ mồ hôi. Biện pháp duy nhất là bổ sung thêm đường cho cơ thể, tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Do thần kinh

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đổ mồ hôi là một yếu tố chỉ định như sau chấn thương, đột quỵ, các bệnh thần kinh, bệnh rỗng tủy sống- syringomyelia đều có thể dẫn đến chứng đổ mồ hôi đêm.

Các bệnh mạn tính

Các bệnh mạn tính gây ra bị đổ mồ hôi đêm
Các bệnh mạn tính gây ra bị đổ mồ hôi đêm

Các bệnh hay gặp như: hạ đường huyết, bệnh lao, huyết áp cao có thể khiến cơ thể nóng bừng đột ngột gây tăng tiết mồ hôi kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, choáng ngất.

Nhiễm khuẩn, virut

Khi bạn đang bị viêm nhiễm hay cơ thể sốt lúc này tăng tiết mồ hôi là phản ứng sinh lý tự nhiên để đưa thân nhiệt trở về mức bình thường. Điều này có thể gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm khiến người bệnh khó ngủ và hay mê sảng, tuy nhiên sẽ nhanh chóng biến mất khi cơ thể hết sốt.

Rối loạn nội tiết tố

Khi nồng độ estrogen (ở nữ) và progesterone (ở nam) giảm, vùng dưới đồi – khu vực điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sẽ hiểu lầm rằng cơ thể đang bị nóng và cần tiết nhiều mồ hôi để làm mát. Điều này có thể gây ra sự gia tăng lưu lượng máu, áp lực, dẫn đến nóng và đổ mồ hôi.

Làm thế nào để kiểm soát đổ mồ hôi đêm ở nam giới và nữ giới?

Có thể được kiểm soát bằng nhiều cách tự nhiên như tập thể dục thường xuyên. Loại bỏ căng thẳng, lo lắng, giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, bình tĩnh bằng các bài tập thở, thiền định, yoga… là cách tốt để giảm mồ hôi vào ban đêm. Ngoài các cách trên thì vẫn còn một số cách để giúp bạn kiểm soát được bệnh:

  • Mặc đồ ngủ được làm từ chất liệu cotton thấm hút và thoát mồ hôi tốt.
  • Mỗi ngày uống thật nhiều nước và đặc biệt là bạn nên uống một ly nước mát trước khi ngủ 15-30p.
  • Đảm bảo phòng ngủ luôn giữ thoáng mát, nhiệt dộ phù hợp với thân nhiệt của bạn.
  • Chế dộ ăn dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các món ăn, thức uống từ đậu nành.
  • Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, đường,..
  • Hạn chế rượu, bia, đồ cay nóng,.. nhất là trước khi đi ngủ.
  • Thủy liệu pháp: Đây là một trong những biện pháp tốt để quản lý mồ hôi đêm. Mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy tắm với nước mát để giữ cho nhiệt độ cơ thể được cân bằng.

Đa số các trường hợp đổ mồ hôi đêm ở người lớn thường không nguy hiểm, tuy nhiên việc thăm khám để loại trừ một số bệnh lý gây ra tình trạng này là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên chú ý điều chỉnh lối sống theo những lưu ý trên đây để giảm bớt tình trạng này, tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe về lâu dài.

Bài viết liên quan