Trẻ đổ mồ hôi trộm có đáng lo không?- Biến chứng nguy hiểm

Trẻ đổ mồ hôi trộm là hiện tượng trẻ bị ra nhiều mồ hôi mặc dù thời tiết không nóng( cả khi trời lạnh) và trẻ cũng không đang hoạt động nhiều. Trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều nhất là vào ban đêm, khi trẻ ngủ. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Vậy khi trẻ đổ mồ hôi trộm có đáng lo không? Các biến chứng nguy hiểm của nó là gì?

Khi nào trẻ đổ mồ hôi trộm thì đáng lo?

Trẻ đổ mồ hôi trộm gây nguy hiểm thường vào ban đêm khi bé ngủ
Trẻ đổ mồ hôi trộm gây nguy hiểm thường vào ban đêm khi bé ngủ

Nếu trẻ hết bị đổ mồ hôi trộm sau khi đi ngủ khoảng 1h đồng hồ thì đây là tình trạng đổ mồ hôi trộm sinh lý bình thường, các mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần kiểm tra lại nơi con đang ngủ có kín quá không, nếu kín thì phải tìm cách để phòng thông thoáng, con có bị nóng do đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo quá dày không…

Và ngược lại, nếu sau hơn 1h đi ngủ mà trẻ vẫn đổ mồ hôi trộm, theo đó là các biểu hiện bất thường của bé như khó chịu, ngủ không ngon, bứt rứt, hay giật mình, quấy khóc…thì các mẹ không được chủ quan vì khả năng bé đã bị đổ mồ hôi trộm bệnh lý là rất cao.

Các biến chứng có khả năng xảy ra với trẻ

Có rất nhiều cha mẹ thường hay chủ quan khi con bị đổ mồ hôi trộm, cứ nghĩ con mình đang lớn, thân nhiệt vốn cao hơn người lớn,.. Tuy nhiên, không hề như các bậc cha mẹ thường nghĩ, hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở bé là không hề bình thường.

Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ, khiến cơ thể trẻ suy kiệt, chậm lớn, kén ăn… mà còn gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm:

  • Trẻ bị cảm lạnh

Khi bé đổ mồ hôi quá lâu mà không được phát hiện để lau khô người hay làm thông thoáng cơ thể cho bé thì mồ hôi sẽ ngấm vào cơ thể làm cho bé cảm lạnh. Biến chứng này gặp rất nhiều ở trẻ khi bố mẹ ngủ lơ là, mải ngủ mà không để ý đến con.

  • Viêm đường hô hấp

Trẻ ra nhiều mồ hôi vào ban đêm (lúc này hầu hết khó biết hơn ban ngày) , cha mẹ lơ là không kịp thời lau khô người cho bé làm cho mồ hôi trên bề mặt da thấm ngược vào bên trong cơ thể gây nhiễm lạnh dẫn tới ho, viêm phế quản, viêm phổi… Hệ quả, trẻ sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày để điều trị, và tác hại của thuốc kháng sinh với cơ thể trẻ chắc hẳn bố mẹ nào cũng đều biết.

  • Gây mất nước

Khi ngủ mà bé đổ mồ hôi nghĩa là các chất điện giải trong cơ thể cũng sẽ bị thiếu hụt khiến làn da trẻ bị khô, nhăn, háo nước, mệt mỏi chán ăn… Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ gây mất nước khiến trẻ dễ bị táo bón, suy dinh dưỡng, còi xương và chậm lớn.

  • Dễ mắc viêm da, mẩn ngứa

Trẻ đổ mồ hôi khiến lỗ chân lông của trẻ giãn ra, ứ đọng các chất cặn bã làm cho vi khuẩn sinh sôi gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó sinh ra viêm nhiễm, ngứa ngáy, nổi mụn. Viêm da, mẩn ngứa… là những bệnh ngoài da trẻ dễ mắc phải.

  • Còi xương, suy dinh dưỡng

Khi cơ thể trẻ không được thoải mái trong một thời gian dài, lúc nào cũng bứt rứt khó chịu, ăn uống và ngủ không ngon giấc…Sẽ dẫn đến việc cơ thể trẻ không phát triển được bình thường được. Dấu hiệu rõ ràng có thể nhìn thấy được đó là trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn,…

Cách xử lí 

Có thể khắc phục được những nguy hiểm trên nếu các bậc cha mẹ để ý hơn đến con mình. Và sau đây là vài cách khắc phục để trẻ không đổ mồ hôi trộm:

  • Bổ sung vitamin D cho bé:

Trẻ đổ mồ hôi trộm phải bổ sung vitamin
Trẻ đổ mồ hôi trộm phải bổ sung vitamin

Nên dùng thuốc theo đường uống, với cách này cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn những loại thuốc an toàn, hiệu quả cho bé. Bổ sung vitamin D bằng cách cho bé tắm nắng hàng ngày. Thời gian tắm nên thực hiện vào trước 8h sáng và sau 5h chiều.

  • Thấm mồ hôi liên tục cho bé

Trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm, phải kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên, nếu thấy đổ mồ hôi cần dùng khăn xô sạch lau nhẹ nhàng cho da bé khô ráo. Và trước khi đi ngủ mẹ nên mặc cho bé quần áo rộng rãi thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

  • Bổ sung nước đầy đủ

Việc đổ mồ hôi khiến trẻ bị mất nước, mất chất điện giải nên cha mẹ cần bổ sung nước kịp thời tùy theo cân nặng và nhu cầu của trẻ.

  • Đảm bảo chế dộ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Các mẹ nên tìm hiểu một số chất dinh dưỡng cần bổ sung để tốt cho các bé bị đổ mồ hôi trộm. Những thực phẩm nên dùng để hạn chế đổ mồ hôi cho bé là những thực phẩm có tính mát như chè đỗ đen, rau má, bí đao, rau diếp cá, cam quýt, trai, ngao, hến, đậu xanh…

Như vậy, trẻ bị đổ mồ hôi trộm có thể là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại và cũng có thể là một trong những biểu hiện bệnh lý của trẻ. Và dù là do nguyên nhân nào thì các bố mẹ cũng nên để ý chăm sóc bé cẩn thận. Không nên để trẻ bị đổ mồ hôi trộm kéo dài dẫn đến tình trạng biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Bài viết liên quan